Mua sắm khôn ngoan, bảo quản đúng cách,… là một trong những cách giản đơn nhưng vô cùng hiệu quả giúp bạn tự bảo vệ mình và gia đình khỏi nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

	Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm | Ẩm thực - Sức khỏe

 Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm 1
rửa thật sạch rau quả dưới dòng nước để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn - Ảnh: Shutterstock

Mua sắm khôn ngoan

Mua sắm tại siêu thị không có nghĩa là thực phẩm đã an toàn tuyệt đối. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến an toàn thực phẩm ngay từ khi chọn mua ở cửa hàng.

Khi mua thực phẩm, bạn cần quan sát kỹ màu sắc, kết cấu của sản phẩm và hạn sử dụng. Thịt sống cần được tách riêng khỏi những loại thực phẩm khác để tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo. Khi đi mua sắm, bạn cũng nên mua các sản phẩm đông lạnh cuối cùng. Bởi các sản phẩm này rất dễ bị hỏng nếu không được bảo quản trong nhiệt độ thích hợp.

rửa thật sạch

Tất cả các sản phẩm đều cần được rửa thật sạch. Bạn phải rửa thật sạch trước khi bóc vỏ và trước khi ăn. Với các loại rau, hãy rửa đi rửa lại vài lần, vì loại thực phẩm này rất dễ bị nhiễm các chất không an toàn. Đương nhiên, rửa không thể đảm bảo thực phẩm an toàn tuyệt đối, vì các tác nhân gây bệnh có thể nằm ở bên trong sản phẩm, nhưng vẫn sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần rửa tay sạch và đảm bảo các dụng cụ làm bếp sạch sẽ khi chế biến thức ăn.

Dùng riêng dụng cụ

Bạn cần sử dụng thớt và các dụng cụ làm bếp riêng, khi chế biến thực phẩm sống và chín. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng lây nhiễm chéo (cách phát tán vi khuẩn phổ biến nhất). Một con dao dùng để cắt thực phẩm sống có thể có vi khuẩn trên đó và sẽ truyền vi khuẩn cho thực phẩm chín, nếu dùng chung.

Cẩn thận với trứng sống

Từ năm 1990 đến nay, trứng là loại thực phẩm có liên quan tới 352 vụ ngộ độc thực phẩm diện rộng. Những vụ ngộ độc liên quan đến trứng đều do vi khuẩn salmonella gây ra. Salmonella là một trong những thủ phạm phổ biến gây ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn là người có thói quen hút trứng sống hay ăn trứng lòng đào, hãy cân nhắc kỹ.

Quan tâm tới nhiệt độ

Đừng để vẻ bề ngoài của thực phẩm đánh lừa, bởi rất có thể thực phẩm mới chỉ chín bên ngoài  mà vẫn còn sống bên trong. Bạn có biết, vi khuẩn sinh sôi rất nhanh trong khoảng nhiệt độ từ 40 đến 140 độ C? Do đó, bạn cần phải giữ lạnh và nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp để hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn. Bạn cần bảo quản thực phẩm dưới 40 độ C và nấu chín thực phẩm trên 165 độ C.

Vứt bỏ nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng

Ngay cả khi bạn mua được thực phẩm ngon, vệ sinh sạch sẽ và nấu đúng cách thì thức ăn thừa cũng vẫn có thể là nguồn gốc phát tán vi khuẩn, nếu không bảo quản đúng cách. Vì vậy, bạn cần đặc biệt thận trọng khi dùng lại thức ăn thừa. Thức ăn thừa vẫn có thể chứa vi khuẩn dù chúng không bị mùi và hình dạng bên ngoài không bị biến đổi.

Trung tâm Khoa học vì lợi ích Cộng đồng (CSPI) của Mỹ đã khuyến cáo mọi người, nên áp dụng nguyên tắc 2-2-4 trong bảo quản thực phẩm để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm. Theo đó, bạn không nên để thức ăn ở nhiệt độ phòng lâu hơn 2 giờ, bảo quản thực phẩm trong hộp có độ sâu ít hơn 2 inch (5,08 cm) và chỉ để lưu thức ăn thừa trong tủ lạnh nhiều nhất 4 ngày.

Nếu bạn nghi ngờ thực phẩm không còn đảm bảo chất lượng do để bên ngoài quá lâu, thức ăn thừa đã được bảo quản hơn 4 ngày, tiếp xúc với thịt sống,… hãy vứt bỏ và không được nếm thử.

Thận trọng khi ăn bên ngoài

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người lựa chọn ăn bên ngoài thay vì về nhà nấu nướng. Tuy nhiên, ăn bên ngoài ẩn chứa nhiều nguy hiểm về an toàn thực phẩm. Vì vậy, hãy thận trọng.

Quan sát và đánh giá nơi bạn đến ăn là một cách giản đơn nhưng hiệu quả để hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn thấy toilet bẩn thỉu, nhà bếp mất vệ sinh, nhân viên không sạch sẽ hãy chọn địa điểm khác. Nếu các món ăn không đủ chín hay không được chế biến đúng cách, bạn tuyệt đối không được ăn và cần báo ngay quản lý nhà hàng.

Lê Anh


Tổng hợp & BT:

Về Menu

ngăn ngừa, ngộ độc, thực phẩm

mứt gừng dẻo Đậu nanh bánh su kem patbingsu hoành thanh chiên Salad mề gà bua an ngon nẩu cháo Gỏi đu đủ trộn tai heo cháo la lot Pasta cách làm siro mận thit tu xuyen thom ngon tôm Tôm nướng muối ớt ly tai heo xào ớt xanh cách làm snack táo canh chua dâu đỏ món chay với nấm Món thịt kho món ngon từ đậu bắp Ngon giòn đậu đậu phụ hấp cách làm bánh bao Mỳ ý xá xíu banh trung thu nuong cách nấu bún riêu chay ghe nhoi trai bo ca ri óc len xào dừa cach lam dua dinh duong cà ri hữu ích cach lam cai xanh cuon tom món ăn Việt cuối kho ca sac đồ uống giải nhiệt Sức Cún Khang Cháo mực khô cho ngày mát trời thịt ba chỉ kho riềng cach lam dau bap xao trung bánh bắp vài rau củ nướng phô mai cach nuong ca dieu hong ngon Nhấm thịt viên so long Bắt chuột dừa ăn Tết thịt hấp bọc bánh tráng ngao xào hành răm ốc làm gỏi Chương bụng hoa hồng Rau muống ca kho mang thom ngon giá đỗ xào bao quan ca cÃƒÆ Chả phượng sinh to chuoi sua dua Bánh mì ổ bò viên Lâng lâng bánh chín tầng mây tôm xốc tỏi phô mát que Che chuoi là m caramen Gan bò rau đay mẹo du lịch lam banh bao chay phở xào làm cơm rang lau ca keo Mỹ ốc móng tay xào sa te Lam banh kem Gan bò cháy các món ãn ngon cá lóc kho dứa ca ro chien xu chuối hột bò nấu rau củ và bia coffee buns Bánh khoai mi nuoc dao chiên xù bánh cupcake sữa dâu tây banh troi nuoc hap dan bí ngòi nướng giòn Bến banh mi hoa hong ngon Banh day mon luon om chuoi dau hu mi y sot nam Cách làm sinh tố dưa hấu tươi mát cnah ghẹ nấu măng chua Ngọt mát canh cách kho ca cach lam ga om kho chuối chát Hung que ga xe cay kheo tay hay lam HƯƠNG THẢO goi tai heo thit nuong Hoa qua dam Thơm giòn bánh xèo miền Tây trong Tết chè trôi nước Cách nhận biết trái cây ép chín dễ dàn cơm tấm sườn nướng bầu khìa may và thịt heo hấp lò vi ba mà ngon bóc